CV là “tấm vé” thông hành vô cùng quan trọng khi bạn ứng tuyển một công việc nào đó. Một NTD thường phải xem qua rất nhiều CV của các ứng viên. Qua đó, đưa ra quyết định phỏng vấn các ứng viên có đủ các kỹ năng cho vị trí công việc. Một CV phải được viết và format theo các quy tắc sau: bản viết phải có những phần mục phải có có để ứng viên có thể viết những thông tin về kinh nghiệm làm việc, thành tựu,…
Trong bài viết dưới đây, TOPCV sẽ chỉ ra những điểm các ứng viên không nên đưa vào CV để dễ dàng chinh phục các nhà tuyển dụng. Một vài sự thật có thể bị các NTD ẩn giấu đằng sau khiến họ có thể nghĩ CV của bạn không phù hợp với công việc đang tuyển.
Một vài ứng viên có thể cho rằng ngày tháng làm CV là một thông tin khá quan trọng phải thêm vào trong CV. Tuy nhiên, NTD thường không quan tâm tới ngày tháng làm CV; bởi với họ những thông tin này không mang lại bất kỳ giá trị cho CV của bạn.
Ứng viên có thể thêm số điện thoại hoặc địa chỉ email để NTD có thể tiện cho việc liên lạc. Bạn không cần thiết phải thêm trang cá nhân; tôn giáo; mối quan hệ cá nhân, họ hàng (vợ, chồng, con,…). Quá nhiều thông tin chưa hẳn đã tốt cho CV của bạn.
Những thông tin như chiều cao và cân nặng không nên đưa vào CV nếu NTD không yêu cầu. Thông thường, NTD muốn đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào nên bạn không cần đưa những thông tin này vào trong CV.
Nếu bạn còn là một học sinh, hãy đề cập tới trường của bạn trong CV. Tuy nhiên nếu bạn có một bằng cấp khác, hãy bỏ qua thông tin về trường trung học; thay vào đó, hãy viết trường Đại học, Cao đẳng của bạn vào CV.
Rất nhiều sinh viên viết trong CV điểm GPA của họ. Vậy nếu điểm GPA của bạn thấp, bạn nên làm gì? Câu trả lời là bạn không nên đề cập chúng trong CV. Bạn chỉ nên viết tên trường, ngày tốt nghiệp,… là đủ.
Hãy điền vào CV những kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Content Marketing; bạn rõ ràng không thể trình bày kinh nghiệm trước đây làm việc tại vị trí HR.
Hầu hết các NTD không hẳn quan tâm tới những sở thích của ứng viên nếu nó không liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ, bạn đang ứng tuyển một công việc liên quan tới máy móc; hãy thoải mái ghi vào sở thích với xe moto.
Đây không phải là một ý tưởng hay nếu bạn đề cập tới bất kỳ thông tin nào về công ty cũ như tên hay thông tin liên hệ,… Bạn có thể được yêu cầu để làm điều này chỉ khi bạn muốn apply vào nhà nước hay những công ty liên quan tới nhà nước, chính phủ.
Đừng bao giờ đề cập tới khoảng lương, mức lương bạn mong muốn trong CV của bạn. Bạn nên thảo luận vấn đề này với nhà tuyển dụng trực tiếp trong buổi phỏng vấn.
Đừng bao giờ viết về bản thân với những từ khóa mang tính tiêu cực. Chẳng hạn, nếu bạn còn là sinh viên, đừng viết vào CV: “Tôi vẫn chưa tốt nghiệp”. Thay vào đó, bạn có thể thay đổi tình thế một cách tích cực hơn bằng cách đề cập tới năm bạn sẽ tốt nghiệp.
Trên đây là 10 lỗi ứng viên không nên mắc phải khi viết CV của mình. Đừng quên soát lại lỗi chính tả và ngữ pháp trong CV. Ứng viên nên nhớ rằng, CV của bạn nên chính xác, có bố cục rõ ràng và chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý của NTD.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn