4 kỹ năng viết CV cho sinh viên mới ra trường

Chủ nhật - 21/06/2020 22:22
Trên hành trình xin việc, CV chính là tấm vé khởi hành. Liệu Nhà tuyển dụng có đánh giá cao và muốn mời bạn đến phỏng vấn hay không, tất cả phụ thuộc vào bản CV mà bạn apply.
4 kỹ năng viết CV cho sinh viên mới ra trường
Hãy nghĩ về CV giống như việc bạn có 60 giây để thể hiện tài năng trong một chương trình truyền hình thực tế. Những người đọc CV của bạn sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định cho bạn một cơ hội hoặc chỉ đơn giản là “thank u, next”. Hãy nhớ rằng, ứng viên chỉ có một vài giây để tạo ra một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp hoặc là… không có sau đó. Vì vậy, hãy chú ý tránh những lỗi cơ bản sau đây để khiến Nhà tuyển dụng để ý đến bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé!

Ảnh CV

Ảnh cho CV không nhất thiết phải là ảnh thẻ, tuy nhiên cũng không thể thoải mái như avatar Facebook. Vì vậy, đừng chọn một bức ảnh quá “suồng sã”, chụp quá xa hay góc nghiêng không rõ mặt. Những tấm ảnh nghệ thuật hay selfie cùng bạn bè không phải là sự lựa chọn sáng suốt trong trường hợp này. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những ứng viên mà ngay từ đầu đã tạo cho họ cảm giác rằng đây không phải là người nghiêm chỉnh và đứng đắn. Vì vậy, hãy dùng một tấm ảnh chụp cận, thấy rõ được khuôn mặt bạn, cùng một phong thái tự tin và rạng rỡ, chắc chắn đây sẽ là điểm cộng để Nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn!
 
CV2

Mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

Nhiều ứng viên thường hay coi phần này là nơi để “giãi bày” với Nhà tuyển dụng về ước mơ và khao khát của mình trên con đường sự nghiệp, nhưng lại không biết sắp xếp làm sao cho mạch lạc, dẫn đến tình trạng “nói dài, nói dai, nói dại”, bộc bạch rất nhiều nhưng lại rất chung chung, không thể hiện được ý gì cụ thể. Những mục tiêu như “phát triển kĩ năng của bản thân”, “tích luỹ thêm kinh nghiệm”, “đóng góp cho sự phát triển của công ty”, nghe thì có vẻ rất hay, nhưng thực tế lại rất nhạt nhoà, bởi đây là những mục tiêu “vô thưởng vô phạt”, không sai, nhưng chính vì thế cũng chẳng có gì nổi bật.

Vậy thực chất, Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở ứng viên trong phần Mục tiêu nghề nghiệp?
Đầu tiên, bạn cần xác định cho mình một mục tiêu cụ thể (ngắn hạn/ dài hạn) cho thời gian tới. (VD: Bạn muốn phát triển kĩ năng nào, lĩnh vực nào? Mục tiêu 5 năm tới bạn muốn đạt được là gì?…) Sau đó, nói ngắn gọn về kế hoạch và lộ trình thực hiện mà bạn vạch ra để đạt được mục tiêu trên. 

Nên nhớ, mục tiêu không nên chỉ tập trung vào việc phát triển cho bản thân bạn, mà còn phải nhấn mạnh được rằng, thông qua việc trau dồi năng lực cho bản thân, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty của họ. Trình bày những ý trên thật súc tích, mạch lạc, tránh dài dòng lan man. Hãy cho Nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có định hướng và kế hoạch rõ ràng cho sự nghiệp, và lý do mà họ nên tuyển bạn là gì.
 

Kinh nghiệm làm việc của ứng viên

Đây là một trong những phần quan trọng nhất, và cũng là phần mà ứng viên đau đầu nhất khi viết CV, đặc biệt là với ứng viên trẻ. Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm full time bao giờ, vậy nên viết gì để CV của bạn không bị lu mờ trước hàng ngàn đối thủ cạnh tranh khác?

Hãy liệt kê những công việc part-time bạn từng làm trước đây, nên ưu tiên sắp xếp công việc gần nhất lên đầu, sau đó lùi dần về quá khứ. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây, là hãy biết liệt kê những công việc, và kĩ năng bạn đã học được mà phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển hiện tại. Ví dụ, với một sinh viên đã từng làm nhân viên tư vấn, bán hàng tại các shop quần áo hay các cửa hàng dịch vụ, thì những kĩ năng về giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng sẽ là những điểm cộng cực mạnh cho bạn nếu bạn muốn thử sức làm Nhân viên kinh doanh. Hãy biết lựa chọn những chi tiết “đắt” trong kinh nghiệm đi làm của mình để gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng nhé!
 

mau cv hanh chinh van phong 3

Hoạt động ngoại khoá

Nhiều người hay coi nhẹ phần này, mà không biết rằng, đối với những ứng viên chưa dày dặn kinh nghiệm làm việc, thì việc tham gia các hoạt động ngoại khoá hay các tổ chức sinh viên khi còn đi học là một sự bổ trợ rất hữu ích cho phần kinh nghiệm cũng như kĩ năng của bạn. 

4 năm đại học đâu phải chỉ có kiến thức sách vở, khi bạn trình bày được rằng bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cũng là một con người rất năng động trong các hoạt động xã hội, Nhà tuyển dụng sẽ thấy được rằng bạn là một người hoà đồng, có trách nhiệm với tập thể và có khả năng teamwork. Bên cạnh đó, những kĩ năng bạn học được trong quá trình tham gia các hoạt động cũng sẽ là điểm cộng rất lớn cho bạn! Chẳng hạn, một CV ứng tuyển vào bộ phận Marketing, đã từng hoạt động trong Ban truyền thông/ Đối ngoại của CLB hay các event lớn của các trường Đại học, sẽ là một ứng viên sáng giá đấy chứ!

Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp các bạn ứng viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, có thêm những tips hay ho để viết một bản CV thật ấn tượng! 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây